3 Vị Vua Yêu Nước Triều Nguyễn
Triều Nguyễn (1802 – 1945) trải qua 13 đời vua. Nhưng có lẽ trong số 13 vị vua ấy, thì có 3 vị được nhắc đến nhiều nhất là vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân, bởi đó là những vị vua yêu nước, có tư tưởng chống thực dân Pháp.
1. Vua Hàm Nghi (1871 – 1943)
Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, sinh ngày 3/8/1871 tại Huế. Ông là con của Nguyễn Phúc Cai, là vị vua thứ 8 của triều đình nhà Nguyễn. Ngài lên ngôi năm 1884 khi mới 13 tuổi. Tuy nhiên, lên ngôi trị vì chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc nổi dậy kháng Pháp của các quan đại thần trong triều. Thấy được tình cảnh đất nước, cùng với tấm lòng yêu nước nhà vua đã theo phu chính đại thần Tôn Thất Thuyết ra Tân Sở và ban chiếu Cần Vương để kêu gọi sĩ phu cùng toàn thể dân chúng nổi dậy chống thực dân Pháp.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân khắp nơi đã sôi nổi đứng lên chống Pháp. Có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Cầng Vương đã gây ra nhiều khó khăn cho Pháp. Tuy nhiên, khi công cuộc toàn dân đấu tranh chống Pháp chưa thành thì đến cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Lúc này, chúng ra sức mua chuộc ông, nhưng vẫn kiên quyết một lòng với nhân dân. Sauk hi không dụ dỗ được, thực dân Pháp đã lưa đày ông biệt xứ sang Algerie.
Mặc dù bị đày biệt xứ, nhưng ông luôn đau đáu nhìn về đất nước và mọi nét văn hóa của đất nước vẫn được nhà vua giữ gìn như: dùng khăn quấn, áo dài, tóc búi tó củ hành cho đến khi mất. Vua mất ngày 14/1/1944 tại biệt thự Gia Long (ở Algerie) và được an tang tại đây.
2. Vua Thành Thái
Vua Thành Thái (1779 – 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, ông lên ngôi vua năm 1889 khi mới 10 tuổi và lấy niên hiệu là Thành Thái, là vị vua thứ 10 của triều Nguyễn.
Hồi nhỏ, vua Thành Thái là một thiếu niên rất thông mình, thích sống tự do thoải mái, nên không muốn sự ràng buộc bởi những luật lệ gò bó của triều đình. Do vậy, ông thường lẻn ra ngoài chơi, nhưng cũng chính điều này đã giúp ông sớm nhận biết được lòng dân và sự chèn ép của thực dân Pháp.
Thành Thái được đánh giá là vị vua cầu tiến, có tư tưởng chống Pháp. Ông cũng là người gần gũi với dân chúng và thường xuyên đi vi hành. Bên cạnh đó, ông còn bí mật thành lập các đội nữ binh để che mắt Pháp. Có một số tài liệu ghi rằng, nhà vua chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người được huấn luyện và chờ thời cơ thì nổi dậy. Nhưng cũng giống như vua Hàm Nghi, mọi hoạt động của vua Thành Thái đều bị Pháp theo dõi chặt chẽ, nên đều bị phá vỡ.
Trước những hành động cấp tiến của mình, Thành Thái đã bị ép buộc phải thoái vị. Sau đó, ông bị đày sang đảo Réunion. Đến tận Tháng 3 năm 1953, ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ. Ông mất ngày 24/3/1954 và được an tang tại thành An Lăng (Huế) thọ 75 tuôi.
3. Vua Duy Tân
Vua Duy Tân (1900 – 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (con thứ 8 của vua Thành Thái và hoàng phi Nguyễn Thị Định) là vị hoàng đế thứ 11 của triều đình nhà Nguyễn. Ông lên ngôi ngày 5/9/1907 lấy niên hiệu là Duy Tân. Tuy lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi, nhưng ông là một vị vua có tầm nhìn sáng suốt và được lòng dân.
Năm 1908, miền Trung thường hay có loạn, chống thuế… Vua lúc ấy tuy mới 9 tuổi nhưng đã biết phán với bá quan trong triều rằng: “Nếu trong nước hay có loạn là vì dân thiếu thốn và đói. Thì ta phải có kế hoạch tăng gia sản xuất để có thêm lương thực. Riêng về phần ta, ta sẽ trích một phần lương của mình và giao cho các thần tùy nghị giúp cho đồng bào đang đói”… và còn nhiều những tư tưởng tiến bộ khác.
Nhà vua cũng có lần tâm sự rằng: “Riêng về phần tôi, lòng yêu quê hương Việt Nam không cho phép tôi để ngỏ cửa cho một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả con dân Việt Nam ý thức được rằng họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thúc đẩy họ dựng lên nước Việt Nam xứng đáng là một quốc gia…”.
Tuy nhiên, những hoạt động của ông đều bị kiểm soát nghiêm ngặt và cuối cùng cũng giống như vua cha, ông bị đày sang đảo La Réunio ở Ấn Độ Dương. Và ông mất ngày 24/12/1945 do tử nạn trong một chuyến bay cất cánh từ Bourget (Paris) để trở về La Réunion.