Cải Lương – Nghệ Thuật Biểu Diễn Truyền Thống Nam Bộ

0

Giữa sự phát triển của các loại hình âm nhạc hiện nay, truyền thống có, trào lưu có, thị trường có… thì những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của cải lương vẫn âm thầm lan tỏa và trở thành loại hình sân khấu được đông đảo khán giả yêu thích.

Nói đến sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương thì không thể không nhắc tới cội nguồn của dòng âm nhạc phương Nam, đó là đờn ca tài tử Nam bộ. Các bài ca tài tử này ban đầu chỉ được hát trong những buổi lễ tân gia, tân hôn… chứ không hát trên sân khấu như ngày nay.

Nghệ thuật sân khấu cải lương
Nghệ thuật sân khấu cải lương
Từ những năm đầu thế kỷ 20, đờn ca tài tử có những chuyển biến mới. Nhiều nghệ sĩ cho rằng việc ngồi hát một chỗ được xem là quá tĩnh, sẽ làm cho quần chúng nhàm chán; nên cần phải có những buổi biểu diễn bằng hành động, bằng hình thể. Điều này cũng nhằm làm phong phú thêm cho nội dung bài đờn và nội dung của bài ca. Việc ca cải lương ra đời cũng chứng minh cho ý chí miệt mài, sự tìm tòi, sáng tạo cái mới của đội ngũ văn nghệ sĩ Nam bộ trong nền văn hóa dân tộc. Và sau những bước chập chững đầu đời, nghệ thuật cải lương bắt đầu bước sang một bước ngoặt lịch sử mới với sự ra đời của bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Theo các nhà nghiên cứu, nghĩa của cụm từ cải lương chính là đổi mới. Do đó, sân khấu cải lương cũng mang ý nghĩa là sự cách tân về sân khấu. Chính vì lẽ đó, mà ngay từ buổi đầu đã ra đời 2 câu liễn đối, nó chứng tỏ như một khẩu hiệu của các nghệ sĩ cho sự cách tân, đổi mới sân khấu:

“Cải cách hát ca theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sách văn minh”.

Nghệ thuật sân khấu cải lương đã nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu không chỉ đối với người Nam bộ mà cả người dân cả nước. Từ những vở diễn đầu tiên, loại hình nghệ thuật này đã dần mang trong mình những yếu tố chuyên nghiệp được công chúng và cả giới văn nghệ sĩ chấp nhận đó là: có kịch bản, có dàn nhạc, có diễn viên biểu diễn thông qua những yếu tố như: hát, kèm vũ đạo, cùng kỹ thuật diễn xuất.

Có thể thấy, cải lương ra đời giống như một sợi dây nối liền giữa nghệ thuật sân khấu cổ truyền với nghệ thuật sân khấu hiện đại. Không chỉ vậy, nó còn là một nguồn sống tinh thần của người dân, để bày tỏ những tâm tư tình cảm và những bức xúc của mình cuộc sống, về những bất công… Cứ như thế, cải lương đã phát triển rất nhanh, không chỉ có ở Nam bộ mà nó còn Bắc tiến. Thậm chí cải lương còn được chính thức giới thiệu ở nước ngoài với danh nghĩa là một loại hình nghệ thuật ngang hàng với tuồng, chèo.
Nghệ thuật sân khấu cải lương
Nghệ thuật sân khấu cải lương

Mặc dù hiện nay, thị trường nhạc trẻ rất phát triển, nhiều bạn trẻ dường như không còn quan tâm lắm đến loại hình nghệ thuật truyền thống này. Tuy nhiên, cải lương vẫn trường tồn, nó vẫn được đông đảo người dân yêu thích bởi những ca từ ngân nga ngọt ngào, mà mỗi khi nghe tạo cho người ta cái cảm giác say đắm lạ thường.

Girl Bar Tanabata – Ảnh: Internet

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.