Kéo Co – Màn Trình Diễn Dân Gian Độc Đáo

0

Kéo co – một trong những trò chơi dân gian truyền thống. Lễ hội này là biểu tượng của sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và tập quán của cộng đồng đã có từ lâu đời.

Kéo co thường được tổ chức trong các lễ hội, nhằm thể hiện mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống hạnh phúc… của cư dân nông nghiệp. Không chỉ có người Kinh, mà ở nhiều dân tộc thiếu số khác như: Thái, Tày, Nùng… cũng có lễ hội chơi trò chơi kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng và phong phú về cách chơi.

Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Nghi lễ và trò chơi kéo co Việt Nam đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Xét ra tầm khu vực, thì cũng có rất nhiều nước ở Châu Á có loại hình trò chơi dân gian này như: Hàn Quốc, campuchua, phillippines… Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia trò chơi này lại có nhiều cách tổ chức khác nhau, phản ánh những đặc điểm riêng về nếp sông văn hóa, lịch sử khác nhau. Cũng giống như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác ở Việt Nam, kéo co được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cộng đồng, là sinh hoạt văn hóa, tập quán của cộng đồng.

Ở Việt Nam, trò chơi kéo co tập trung chủ yếu ở hầu hết vùng trung du và đồng bằng Sông Hồng. Bởi đây là vùng đất cư ngụ lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Khi Tết đến xuân về, hay trong các lễ hội truyền thống, trò chơi kéo co thường có trong phần hội. Một trong những ý nghĩa nữa của trò chơi kéo co, là thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng; ý chí rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai để dành chiến thắng… nhằm giúp con người phát triển toàn diện cả thể chất, trí, đức và tài.

Cách thức tổ chức trò chơi, cùng đạo cụ của trò chơi này thực sự đơn giản. Một cuộc thi kéo co sẽ có 2 đội với số lượng người đều nhau. Trước khi vào trò chơi, các thành viên của 2 đội sẽ nằm chặt vào sợi dây thừng, ở giữ của dây được đánh dấu bằng một dây lụa đỏ hoặc có thể bằng một dây khác những phải có màu.

Sau khi hiệu lệnh của trọng tài vang lên, các thành viên bắt đầu kéo; đội nào kéo được đội kia sang phần sân của mình thì đội đó giành chiến thắng. Trong các lễ hội, thường trò chơi kéo co được chia làm 3 hiệp, đội nào liên tiếp giành phần thắng ở 2 hiệp thì sẽ giành chiếng thắng và không cần phải chơi hiệp thứ 3 nữa. Mỗi hiệp của trò chơi này chỉ kéo dài khoảng vài phút, nên tham gia vào kéo co đều đòi hỏi những người có thể lực và phải nỗ lực hết mình.
Trò chơi kéo co được chia làm 2 đội
Trò chơi kéo co được chia làm 2 đội
Cũng chính sự độc đáo ấy, ngày 22/12/2015, tại Phiên họp về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam cùng với đó là của Hàn Quốc, Campuchia, Philippines đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Girl Bar Tanabata – Ảnh: Internet

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.