Hồ Gươm – Danh Thắng Tự Hào Của Người Hà Thành

0

Nếu Hà Nội là trái tim của cả nước, thì Hồ Gươm lại báu vật của người Hà Thành. Dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn mãi là niềm tự hào của người dân Hà Nội.

Hồ Gươm có tổng diện tích là 12 ha, kéo dài 700m theo hướng Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên, với dòng nước trong biếc, mặt hồ bình lặng và như trầm tư giữa những con phố cổ. Nhắc tới Hồ Gươm, thì không thể không nhắc tới những công trình kiến trúc cổ gắn liền với nó như: Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên…

Từ ngõ phía Nam, chạy theo phố Huế đi thẳng ra phố Hàng Bài là bạn sẽ gặp Hồ Gươm. Được bao bọc bởi hai con đường hình cánh cung là Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ, Hồ Gươm trở nên đẹp, đẹp một cách tự nhiên như một nàng tiên duyên dáng nằm giữa lòng Hà Nội.

Không chỉ đẹp với màu nước xanh trong, mà Hồ Gươm đẹp bởi những hàng cây xanh ôm trọn lấy lòng hồ. Nếu ai đã một làn đến Hà Nội, và ngắm nhìn Hồ Gươm từ trên cao nhất là vào mùa hạ thì không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp dịu dàng của hoa bằng lăng xen kẽ vào màu đỏ rực của hoa phượng, hay màu chín vàng của cây cơm nguội. Giữa lòng hồ , Tháp Rùa nổi lên sừng sững như nhắc nhở mọi người về sự tích trả gươm thần kỳ bí của vua Lê.

Tháp Rùa-Hồ Gươm
Tháp Rùa
Xưa kia, hồ có tên là Lục Thủy, cái tên Hồ Gươm là có từ thời Lê Lợi. Tương truyền rằng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi có mò được một lưỡi kiếm dưới sông, còn chuôi thì tìm được ngoài ruộng. Khi đem lưỡi lắp vào chuôi thì vừa khít. Thấy đây giống như một bảo vật, nên suốt 10 năm đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi đem cây kiếm này bên mình. Sau khi giải phóng đất nước, nhà vua đóng đô ở Thăng Long. Trong một buổi, nhà vua dạo thuyền trên hồ thì bỗng gặp một con rùa vàng lớn nhô lên mặt nước và nói “Xin nhà vua trả kiếm thần cho Long Vương”. Kiếm vừa được rút khỏi vỏ là đã bay về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn đi. Chính vì sự tích này mà hồ Lục Thủy được đổi thành Hồ Hoàn Kiếm (hay Hồ Gươm).

Bên cạnh đó, là cầu Thê Húc với dáng cong cong, giống như một dải lụa đỏ mượt mà dẫn vào đền Ngọc Sơn. Chính những kiến trúc liên quan này đã tạo nên sự hài hòa cho Hồ Gươm, không thừa mà cũng không thiếu.

Cầu Thê Húc-Hồ Gươm
Cầu Thê Húc

Tuy nằm giữa lòng phố xá với những ồn ào của cuộc sống đời thường, nhưng khu vực Hồ Gươm dường như lúc nào cũng thơ mộng, mặt hồ xanh biếc, trong lành. Cũng chính vì thế mà người dân xung quanh, vào mỗi buổi sáng thường ra đây tập thể dục và hít không khí trong lành; nó cũng là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch.

Girl Bar Tanabata – Ảnh: Internet

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.