Cùng Tanabata Về Thăm “Vùng Đất Thép” Địa Đạo Củ Chi

0

Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM. Địa đạo dài hơn 200km với nhiều đường hầm rộng và sâu trong lòng đất, được xây dựng từ năm 1940.

Chúng tôi về thăm vùng đất Củ Chi vào một ngày trới nắng đẹp của tháng 5, mất 2h đi ô tô cuối cùng đoàn chúng tôi cũng tới được địa đạo.

Du khách tới thăm địa đạo Củ Chi
Du khách tới thăm địa đạo Củ Chi

Được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp. Nhưng thời kỳ đầu, địa đạo Củ Chi có cấu trúc đơn giản, và nhiệm vụ chính chỉ dùng để ẩn nấp của quân Việt Minh và cất giấu tài liệu bí mật cùng vũ khí của quân ta. Cho đến những năm 1961 -1965, hệ thống đường hầm tại đây mới được phát triển thêm, không chỉ làm nơi ẩn náu tránh các cuộc càn quét của quân Mỹ – Ngụy, mà còn kiêm luôn là nơi ở, chiến đấu, hội họp, liên lạc của các chiến sĩ du kích

Khách du lịch trong và ngoài nước về thăm địa đạo Củ Chi sẽ thấy được nhiều điều hấp dẫn, không chỉ bởi tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân nơi đây, mà hơn hết là đôi bàn tay tài hoa đã tạo nên hệ thống phòng thủ độc đáo này. Địa đạo được được phân làm 3 tầng khác nhau, tầng trên nhất cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6m, tầng cuối cùng sâu hơn 12m từ đường xương sống tỏa đến các nhánh dài hơn 200km. Trên mặt đất, còn có một vành đai giao thông hào chằng chịt… được bố trí thành các cụm liên hoàn nhằm tạo ra một trận địa vững chắc.

Một đoạn đường hầm của địa đạo Củ Chi
Một đoạn đường hầm của địa đạo Củ Chi

Mặc dù trải qua những chiến tranh ác liệt, nhưng đến ngày nay hệ thống đường hầm này vẫn còn giữ được nguyên, với những nắp hầm và cửa hầm bí mật liên thông với các lối đi ngầm của các tầng hầm. Xuyên xuốt chiều dài của đường hầm, đều được khoét những lỗ thông hơi và thông gió bí mật và được thông lên trên mặt đất nhưng được ngụy trang rất kín đáo. Đường hầm và những con đường dẫn đến đều được bố trí những cạm bẫy thông minh kết hợp khéo léo với những hầm chông và nhiều hố, bẫy nguy hiểm khác.

Chính đôi bàn tay tuyệt tác ấy, nên trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, địa đạo Củ Chi trở thành nỗi ám ảnh không chỉ của quân đội Mỹ mà cả quân đội Việt Nam cộng hòa. Cuối cùng, vào cuối những năm 1960, đế quốc Mỹ bắt đầu sử dụng đến chiêu bài ném bom trải thảm xuống Củ Chi nhằm phá hủy một phần địa đạo mọi thứ xung quanh. Nhưng hành động quân sự ấy cũng không thể đánh tan được hệ thống địa đạo này, và cuối cùng Mỹ thua trận.

Bẫy chông được ngụy trang một cách tinh vi
Bẫy chông được ngụy trang một cách tinh vi

Hiện tại, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120km, nhưng nó đã trở thành một biểu tượng sáng ngời về ý chí chiến đấu không ngừng nghỉ của dân tộc Việt Nam. Và với tầm vóc chiến tranh của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành địa danh nổi tiếng mà thế giới phải than phục.

Girl Bar Tanabata

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.