Múa Rối Nước “Đặc Sản” Văn Hóa Việt Nam

0

Múa rối nước Việt Nam là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đã có từ lâu đời, khoảng từ cuối thế kỷ 11. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới có loại hình nghệ thuật này.

Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng đồng bằng châu thổ song Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo dòng nước; và nó thường được diễn ra vào những ngày nông nhàn, hay trong các lễ hội. Chỉ với những câu chuyện giản dị được các nghệ sĩ thể hiện, có đất, nước, cây xanh, có lửa, có cả những ngôi nhà với mái ngói đỏ… người xem sẽ thấy được những sắc thái của hội làng mà gửi gắm trong đó là những ước mơ bình dị của người dân vùng trồng lúa nước.

Múa rối nước
Múa rối nước

Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu chính thức như ngày nay, thì múa rối nước là hoạt động nằm trong các phường, hội dân gian nằm rải rác khắp các vùng.

Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam là dùng mặt nước làm sân khấu để con rối hoạt động; con rối lại được điều khiển bởi những nghệ nhân ở phía sau sân khấu thông qua hệ thống sào, dây. Điểm đặc biệt của rối nước là không thể thiếu những tiếng trống cùng những âm thanh khác phụ trợ. Con rối nước thường được làm bằng gỗ sơ sài, và được tạo tác để khi nghệ nhân điều khiển thì nó có thể cử động được một vài những động tác như con người; còn nước tạo nên một khung cảnh ảo hóa nhờ hiện tượng lỏng và phản quang của mình.

Sân khấu múa rối nước, bao giờ cũng phải đầy đủ những yếu tố thiên nhiên như: trời, mây, cây cảnh… chính những điều này đã giúp cho những cử chỉ của con rối trở nên sinh động và uyển chuyển hơn. Chỉ khi trực tiếp xem, bạn mới cảm nhận rõ lúc ẩn, là gỗ đấy nhưng rất mềm mại và dịu dàng uốn lượn cùng tiếng trống, tiếng nhạc. Nếu như, trước đây múa rối nước thường được biểu diễn ở ngoài trời vào những dịp lễ, Tết, hội hè thì nay nó đã được thể hiện trên sân khấu nhằm đáp ứng nhu cầu của người xem.

Sân khấu múa rối, ngoài cảnh vật thiên nhiên thì cần cả tiếng trống, nhạc làm nền
Sân khấu múa rối, ngoài cảnh vật thiên nhiên thì cần cả tiếng trống, nhạc làm nền

Múa rối nước có hàng tram tiết mục khác nhau kể về những sự tích, truyền thuyết trong dân gian về cuộc sống thường ngày của người dân. Ngày nay, múa rối nước đã phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, nhưng có lẽ cái nôi đầu tiên phải nhắc tới chính là đông bằng song Hồng.

Girl Bar Tanabata

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.