Những ngôi đền nổi tiếng tại đền thờ các Vua Hùng

0

“Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”, đó là câu ca dao đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam khi nhắc đến Đền Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền, chùa thờ phụng các vua Hùng có công dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Hiện nay, ngoài 4 ngôi đền và lăng chính thì khu Đền Hùng còn có nhiều di tích khác như: đền thờ Mẫu Âu Cơ và đền thờ Lạc Long Quân. Theo các nhà nghiên cứu, Đền Hùng được bắt đầu xây dựng thời vua Đinh Tiên Hoàng. Đến thời Hậu Lê thì khu đền được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như ngày nay.

Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng

Đền được xây dựng trên núi Hùng (hay còn gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh), có độ cao 175m so với mực nước biển. Tương truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu ròng hướng về phía Nam, còn minhg thì uốn khúc thành núi Văn, núi Trọc… trong đó, núi Văn cao 170m, núi Trọc cao 145m. Và đây là 3 đỉnh núi được gọi là “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

Quần thể di tích Đền Hùng có có 4 đền chính gồm: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Khi tới đây, điểm đến đầu tiên mà du khách ghé thăm là đền Hạ và cuối cùng kết thúc là đền Thượng ở trên núi Hùng (núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh) nơi có thờ lăng mộ vua Hùng đời thứ 6.

Đền Hạ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17-18, thờ mẫu Âu Cơ. Tương truyền rằng, đây chính là nơi mẫu Âu Cơ đã sinh hạ bọc tram trứng và nở ra tram người con. Về sau, một tram người con được chia làm hai, 50 người thì theo cha đến vùng có nước non để mở mang bờ cõi, còn 50 người còn lại thì theo mẹ lên núi trồng trọt. Nhưng người con trưởng ở lại làm vua và lập nên nước Văn Lang.

Đền Hạ
Đền Hạ

Đền Trung là nơi mà các vua Hùng cùng với các lạc hầu và lạc tướng đến để ngắm cảnh và bàn việc nước. Cũng chính tại nơi đây, vua Hùng thứ 6 đã truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã làm ra bánh trưng, bánh dày. Đền được xây vào thời Lý – Trần theo kiểu hình chữ nhật, có 3 gian quay về hướng nam; trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược đền hầu như bị tàn phá nhưng về sau đã được tu sửa lại.

Đèn Trung
Đèn Trung

Đền Thượng được xây trên đỉnh núi. Tương truyền, nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên để tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như: thờ trời đất, thần lúa nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống nhân dân no ấm.

Đền Thượng
Đền Thượng

Đền Giếng, tương truyền rằng là nơi mà hai nàng công chúa của Hùng Vưng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường ra đây soi gương, chải tóc khi vua cha kinh lý qua vùng này; vì có công dạy nhân dân cách trồng lúa, ngăn lũ nên sau khi hai nàng mất người dân nơi đây đã lập đền thờ để tỏ lòng thành kính và biết ơn. Đền được xây dựng và thế kỷ 18.

Cổng vào đền Giếng
Cổng vào đền Giếng

Ngoài 4 ngồi đền và lăng chính, quần thể di tích lịch sử Đền Hùng còn nhiều những di tích khác như: nhà bia, nơi đặt tấm bia đá khắc dòng chữ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng vào năm 1954, đền thờ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Lạc Long Quân, Thiện Quang Thiền Tự thờ phật giáo Đại Thừa (điều đặc biệt, bên trong khuôn viên chùa có cây đa cổ thụ có tuổi đời gần 800 năm tuổi)…

Có thể nói, Đền Hùng nói chung hay các đền bên trong nói riêng, vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Girl Bar Tanabata

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.