Về Bắc Ninh Thăm Ngôi Cổ Tự Phật Tích – Chùa Phật Tích

0

Chùa Phật Tích hay còn gọi là chùa Vạn Phúc nằm thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây không chỉ là cái nôi của Phật giáo Việt Nam mà nó còn là nơi lưu giữ nhiều báu vật quốc gia.

Chùa Phật Tích nằm ở sườn Nam của núi Phật Tích, là một trong những nơi được truyền bá phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một tòa tháp cao, về sau khi tháp đổ phát lộ ra pho tượng phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối và được dát vàng bên ngoài. Do đó người ta mới gọi tên chùa là Phật Tích (tức vết tích của Phật).

Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích
Tuy nhiên, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa đã bị phá hủy nhiều, và bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn năm 1947. Đến năm 1986, chùa được dựng lại lần đầu nhưng phải đến năm 1991 chùa mới được phục dựng theo quy mô kiến trúc cổ. Ý thức được giá trị nhiều mặt của chùa Phật Tích, nên năm 2008 chùa đã được khôi phục với quy mô hoành tráng hơn với đầy đủ: Tam Bảo, Nhà Tổ, Nhà Mẫu… ngoài có một số công trình như Viện Quan Âm, nhà khách, nhà trưng bày.

Trong số những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, thì chùa Phật Tích được xếp vị trí đầu về giá trị cổ vật. Đầu tiên là phải kể đến tượng Phật cổ nghìn năm tuổi, được tạo tác trong tư thế tọa thiền trên tòa sen, thân tượng cao tới 1.845m. Theo các nhà nghiên cứu, pho tượng này được xem là mẫu mược của tượng phật cổ Việt Nam, bởi tượng có vóc dáng thon thả, khuôn mặt hiền hậu, lông mày thẳng, đôi mắt nhân từ…

Tượng Phật A Di Đà
Tượng Phật A Di Đà
Bên cạnh đó, trong khuôn viên của chùa có một cái ao rất đẹp, gọi là ao rồng dài 7m, rộng 5m, sâu hơn 2m. Phía dưới đáy ao có thềm đá hình bán nguyệt được trạm trổ hình rồng và hình sóng nước. Phía trước của Tam Quan có 10 tượng thú bằng đá cao 10m gồm: sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại 2 con nằm trên bệ xen bằng đá xanh trong tư thế phủ quỳ Phật pháp.

Phía sau chùa, còn khoảng 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá, là nơi cất giữ xá lị của những vị trụ trì nơi đây. Phần lớn những ngọn tháp này được xây dựng vào thế kỷ XVII, trong đó lớn nhất là tháp Phổ Quang cao hơn 5m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn. Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ những di vật khác của thời Lý như: đá ốp tường, đấu kê chân tảng… trên đó có chạm khắc các hành Kim Cương, Hộ Pháp, nhạc công, vũ nữ…

Đây là những họa tiết kiến trúc xưa vẫn được lưu giữ lại cho đến ngày nay. Có lẽ, điều làm cho ngôi chùa này trở nên cổ kính và linh thiêng nữa là trong chùa có thờ tượng táng của thiền sư Chuyết Chuyết (thiền sư viên tịch tại chùa).

Phần lớn những ngọn tháp này được xây dựng vào thế kỷ XVII
Phần lớn những ngọn tháp này được xây dựng vào thế kỷ XVII

Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, cùng với cảnh trí thờ phụng bên trong càng làm tăng lên vẻ trang nghiêm của ngôi chùa, nhưng cũng lại rất gần gũi. Nhiều người thường nói rằng đến nơi này, người ta không chỉ được chiêm ngưỡng giá trị lịch sử mà thấy lòng thật bình yên, cũng như chút bỏ được những toan tính nhỏ nhặt của đời thường.

Girl Bar Tanabata

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.