Về Đất Kinh Bắc Tham Quan Đền Đô

0

Bắc Ninh là vùng đất có nhiều chùa chiền, cùng những lễ hội và làn điệu dân ca làm say đắm lòng người. Và một điểm đến khó có thể bỏ qua khi đến với vùng đất này chính là Đền Đô. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn, có giá trị lịch sử văn hóa cao.

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế, Cổ Pháp) thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc.

Đền đô Bắc Ninh
Đền đô Bắc Ninh

Theo sử sách để lại, vào mùa thư năm 1010 sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Công Uẩn trở về thăm quê nhà ở Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn). Biết vua về thăm, người dân trong làng đã xây dựng trước một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh đón nhà vua. Khi vua Lý Thái Tổ băng hà (1028), Lý Thái Tông kế vị ngôi vua và đã cho sửa sang lại ngôi nhà năm xưa mà người dân xây dựng để làm nơi thờ tự cha (khoảng thế kỷ XI). Từ đó trở đi, nơi đây trở thành nơi thờ các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.

Đền gồm 20 hạng mục công trình, rộng 31.250 mét vuông gồm: đền thờ, nhà tiền tế, nhà thủy đình… trong đó trung tâm là điện thờ, nơi đặt 8 vị vua nhà Lý; xung quanh được xây dựng các cổng phụ, có chạm khắc tinh xảo. Sau này, đền được nhiều lần trùng tu và mở rộng thêm. Lần trùng tu lớn nhất thời vua Lê Kính Tông (năm 1620), đó là việc khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.

Đền gồm 20 hạng mục công trình trên diện tích rộng hơn 30 ngàn mét vuông
Đền gồm 20 hạng mục công trình trên diện tích rộng hơn 30 ngàn mét vuông

Năm 1952, quân Pháp đã phá hủy ngôi đền. Phải đến năm 1989, Đền Đô mới được phục hồi lại theo đúng như kiến trúc cũ.

Đền thờ 8 vị vua nhà Lý, gồm:

1. Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028)

2. Lý Thái Tông (1028-1054)

3. Lý Thánh Tông (1054 – 1072)

4. Lý Nhân Tông (1072 – 1128)

5. Lý Thần Tông (1128 – 1138)

6. Lý Anh Tông (1138 – 1175)

7. Lý Cao Tông (1175 – 1210)

8. Lý Huệ Tông (1210 – 1224)

Theo đánh giá của các bậc thầy về phong thủy thì Đền Đô được tọa lạc trên một vùng đất thiêng, thiên địa nhân vi mỹ. Điều này được minh chứng qua sự xuất hiện của những vầng mây hội tụ khí thiêng liêng trên khoảng trời của Đền Đô vào ngày giỗ các vua nhà Lý đã cho người ta thấy sự giao cảm tâm linh giữa đất và trời, giữa thiên nhiên và con người, giữa xưa và nay…

Đền được xây dựng trên vùng đất địa linh nhân kiệt
Đền được xây dựng trên vùng đất địa linh nhân kiệt

Khi về thăm Đền Đô, du khách sẽ được thưởng ngoạn nhiều phong cảnh đẹp. Trong số ấy thì không thể không tới hồ Bán Nguyệt và Thủy Đình. Tương truyền rằng, hồ Bán Nguyệt là vết tích của dòng song Tiêu Tương, nơi mà vua Lý Anh Tông thường đi thuyền để lên chùa ở trên núi Phật Tích; nó cũng là biểu tượng cho chuyện tình của chàng Trương Chi và Mỵ Nương. Lễ hội Đền Đô được tổ chức hàng năm từ ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Girl Bar Tanabata

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.