“Phiêu” Với Những Ca Từ Ngọt Ngào Của Ca Trù

0

Ca trù hay còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò… đây là dòng âm nhạc dân gian, một sản phẩm của lối hát cửa đình ở những vùng quê Bắc Bộ.

Cho tới nay, cũng chưa có một tài liệu chính sử nào ghi chép chính xác sự ra đời của loại hình ca trù. Chỉ biết rằng, từ thế kỷ XV, ca trù bắt đầu được thịnh hành và có tác động mạnh mẽ tới đời sống, văn hóa, xã hội của người Việt ở vùng Bắc Bộ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, có những lúc tưởng chừng nó không thể tồn tại được; nhưng với nét đặc trưng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, sự kết hợp ngọt ngào giữa các ca từ và nhạc cụ… nên dòng âm nhạc này vẫn được khán giả yêu mến, kể cả những du khách nước ngoài khi tới Việt Nam.

Hát ca trù
Hát ca trù

Ca trù có nhiều tên gọi khác nhau. Tùy từng địa phương mà ca trù được gọi là hát ả đào, hát cô đầu hay hát cửa đình… nhưng dù có tồn tại dưới tên gọi nào thì ca trù luôn gắn liền với các đào nương. Không có đào nương thì bất thành ca trù, mà khi nhắc đến ca trù thì không thể không nhắc tới đào nương. Bởi nghệ thuật ca trù còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, một phần là nhờ vào sự đóng góp, yêu nghề của biết bao thế hệ nghệ sĩ đã truyền tải những cai hay, cái đẹp trong từng câu ca đến với đông đảo người hâm mộ.

Tuy nhiên, không phải ai thích hát ca trù cũng có thể trở thành đào nương. Bởi để trở thành đào nương, người nghệ ngoài lòng yêu nghề, chất giọng trời cho mà còn cần đến rất nhiều sự nỗ lực từ chính bản thân. Chính bởi thế mà, các đợt tuyển chọn đào nương thường rất khắt khe: Giọng hát phải hay, có năng khiếu và hiểu biết rộng về âm nhạc, thơ văn, tính kiên trì và lòng đam mê…

Để từng lời ca của ca trù được khan giả “say” thì người giọng người hát phải khỏe, trầm và sang; khi hát, các ca nương phải hát thật tròn vành rõ chữ và vừa hát vừa gõ phách cùng việc đệm thêm nhạc từ nhạc công. Nói đến nghệ thuật ca trù, thì không thể không nói tới nghệ thuật soạn lời thơ, đó thường là thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, hay Tú Xương… chỉ nhiêu nhà thơ tên tuổi ấy thôi cũng cho thấy được nghệ thuật soạn lời thơ choc ca trù thật sự phải tuyệt tác.

Thông thường, một buổi biểu diễn ca trù gồm 3 thành phần chính: ca nữ sử dụng hổ phách, một nhạc công gọi là “kép” kiêm nhiệm vụ chơi đàn đáy, và khán giả (người cầm trống để đánh). Không gian để hát ca trù thường tương đối nhỏ, ca nương có thể chỉ ngồi trên một chiếc chiếu để hát. Ấy thế mà, hiếm có bộ môn nghệ thuật nào trên thế giới mà chỉ cần 3 người cùng nhạc cụ là đàn đáy, hổ phách, trống chầu phối hợp nhịp nhàng với nhau mà thành nhạc, làn điệu làm say mê lòng người đến như thế.

Chỉ cần 3 người, nhưng ca trù trở thành loạị hình âm nhạc độc đáo
Chỉ cần 3 người, nhưng ca trù trở thành loạị hình âm nhạc độc đáo

Ngày 1/10/2009, nghệ thuật ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể truyền khẩu của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

Girl Bar Tanabata

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.